Việc tầm soát ung thư bằng cách sàng lọc đột biến gen được thực hiện tại Trung tâm Công nghệ Gen, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Người bệnh được tư vấn chi tiết về mối quan hệ giữa gen và ung thư, xem xét tiền sử gia đình và các yếu tố liên quan để ước tính nguy cơ mắc bệnh, nguy cơ di truyền cho thế hệ sau.
1. Ung thư là gì?
Ung thư là tình trạng tăng trưởng không kiểm soát các tế bào bất thường, dẫn đến xâm lấn và phá hủy cấu trúc mô bình thường của cơ thể, từ đó hình thành nên các khối u.
Khối u có thể là lành tính (không phải ung thư) hoặc ác tính (ung thư). Trong khi những khối u lành tính không xâm lấn vào các cơ quan và các mô xung quanh của cơ thể thì ngược lại u ác tính sẽ phát triển. Nếu những tế bào này không được xử lý hay điều trị kịp thời, chúng có thể xâm lấn ra ngoài phạm vi ban đầu và vào những mô xung quanh, trở thành ung thư xâm lấn.
2. Các dấu hiệu cảnh báo ung thư là gì?
Một số thay đổi sau đây trong cơ thể có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư:
- Thay đổi tính chất phân hoặc thói quen đi tiểu
- Có vết loét không lành
- Chảy máu bất thường
- Xuất hiện vùng mô dày lên dưới da, có khối u ở vú hoặc các bộ phận khác của cơ thể
- Thay đổi da, bao gồm mụn cóc hoặc nốt ruồi bị thay đổi màu sắc hoặc kích thước
- Khó tiêu hoặc khó nuốt
- Ho khàn tiếng
- Giảm cân không giải thích được
- Mệt mỏi cực độ
3. Làm thế nào để giảm nguy cơ mắc ung thư nói chung?
Để có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư, nên bắt đầu thực hiện những thay đổi trong lối sống sau đây:
- Không hút thuốc.
- Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, sử dụng kem chống nắng thường xuyên
- Hạn chế số lượng rượu, không quá một ly mỗi ngày.
- Hạn chế số lượng bạn tình.
- Duy trì cân nặng lý tưởng (có thể dựa trên chỉ số khối cơ thể BMI để xác định cân nặng phù hợp).
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế ăn các loại thịt chế biến sẵn. Nên bổ sung hoa quả và các loại rau xanh mỗi ngày.
- Luyện tập thể dục đều đặn mỗi tuần.
- Nên làm các xét nghiệm sàng lọc ung thư và tiêm vắc-xin ngừa ung thư theo khuyến cáo của bác sĩ.
4. Những loại ung thư phổ biến ở phụ nữ
Hiện nay có nhiều loại ung thư khác nhau, phổ biến nhất là:
- Ung thư vú
- Ung thư phổi
- Ung thư ruột kết
- Ung thư nội mạc tử cung
- Ung thư da
- Ung thư buồng trứng
- Ung thư cổ tử cung
- Ung thư âm hộ
5. Cách làm giảm nguy cơ ung thư vú
Ung thư vú hầu hết xuất hiện ở nữ giới, đặc biệt là những phụ nữ có tuổi tác cao. Để phòng ngừa cũng như làm giảm nguy cơ mắc bệnh, có thể thực hiện một số phương pháp như duy trì cân nặng ở mức lý tưởng, luyện tập thể dục thường xuyên, duy trì lối sống lành mạnh: hạn chế hoặc tránh uống rượu.
Ngoài ra, nên chú trọng tầm soát ung thư vú để sớm phát hiện ung thư, từ đó có thể điều trị kịp thời và dễ dàng hơn. Các chuyên gia khuyến cáo rằng phụ nữ ở độ tuổi 40 nên chụp nhũ ảnh để tầm soát ung thư vú. Việc sàng lọc nên được thực hiện thường xuyên cứ sau 1-2 năm cho đến khi 75 tuổi. Đối với những phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú cao, chẳng hạn như những người có đột biến gen BRCA1 và BRCA2, cần được kiểm tra thường xuyên hơn.
6. Làm thế nào để giảm nguy cơ ung thư phổi?
Nguyên nhân phổ biến nhất gây ung thư phổi là do hút thuốc lá. Cách tốt nhất để bảo vệ khỏi ung thư phổi là không hút thuốc hoặc tiếp xúc với môi trường có khói thuốc lá. Nguy cơ mắc ung thư phổi sẽ giảm đi nếu ngừng hút thuốc.
Những phụ nữ ở độ tuổi từ 55-80 tuổi có tiền sử hút thuốc nên sàng lọc ung thư phổi hàng năm. Các xét nghiệm sàng lọc thường được khuyến cáo cho những phụ nữ đang hút thuốc nặng hoặc đã từng hút thuốc lá trước đây.
7. Làm thế nào để giảm nguy cơ ung thư ruột kết?
Ung thư ruột kết phần lớn đều phát triển từ các u lành tính dạng tuyến polyp. Kiểm tra định kỳ có thể giúp phát hiện và loại bỏ được polyp trước khi chúng trở thành ung thư. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo độ tuổi lý tưởng để làm xét nghiệm sàng lọc ung thư ruột kết là từ 45 tuổi. Những xét nghiệm này bao gồm:
- Nội soi đại tràng
- Soi đại tràng sigma
- Chụp X-quang
- Nội soi đại tràng ảo
- Xét nghiệm máu ẩn trong phân
- Xét nghiệm DNA trong phân
Ngoài ra, để làm giảm nguy cơ mắc ung thư ruột kết, nên hạn chế ăn các loại thịt chế biến và thịt đỏ, tích cực ăn rau và hoa quả mỗi ngày, tránh các loại chất kích thích.
8. Cách giảm nguy cơ ung thư niêm mạc tử cung
Ung thư niêm mạc tử cung hay còn gọi là ung thư nội mạc tử cung. Mặc dù không thể ngăn ngừa hầu hết các trường hợp ung thư này, nhưng có một vài cách có thể thực hiện để làm giảm rủi ro mắc bệnh như chủ động tầm soát và sàng lọc ung thư niêm mạc tử cung, ăn uống lành mạnh, giữ trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, tập thể dục mỗi ngày.
9. Làm thế nào để giảm nguy cơ ung thư da?
Có thể giảm nguy cơ ung thư da bằng cách thực hiện các bước sau:
- Tránh ra ngoài nắng, đặc biệt là từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều
- Sử dụng kem chống nắng có cả khả năng chống tia UVA và UVB và hệ số chống nắng (SPF) ít nhất là 30.
- Đeo kính râm ngăn chặn tia UV, mặc áo chống nắng
- Theo dõi những thay đổi về kích cỡ và màu sắc nốt ruồi trên da
- Kiểm tra da thường xuyên
10. Làm thế nào để giảm nguy cơ ung thư buồng trứng?
Ung thư buồng trứng rất khó phát hiện, vì vậy phụ nữ nên chú ý đến những thay đổi trong cơ thể. Hãy đến gặp bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng như đau bụng, đau vùng xương chậu, khó ăn hoặc cảm thấy nhanh no.
Phụ nữ có nguy cơ cao bị ung thư buồng trứng bao gồm những người có tiền sử ung thư buồng trứng, đột biến gen BRCA1 và BRCA2 hoặc hội chứng Lynch có thể sử dụng thuốc tránh thai hoặc cân nhắc phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng và ống dẫn trứng để làm giảm rủi ro mắc bệnh.
11. Cách giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung
Giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung bằng các biện pháp như xét nghiệm Pap để phát hiện ung thư cổ tử cung sớm, tiêm phòng vắc-xin HPV để chống lại các loại virus gây ung thư. Thêm vào đó, người bệnh nên tránh hút thuốc lá, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để ngăn ngừa nhiễm trùng HPV.
12. Cách giảm nguy cơ ung thư âm hộ
Nên chú ý tới các triệu chứng phổ biến của loại ung thư này như ngứa, rát âm hộ; môi âm hộ dày lên hoặc có khối u; đau khi quan hệ hoặc đi tiểu. Giảm nguy cơ ung thư âm hộ bằng các cách như tiêm phòng vắc-xin HPV, không hút thuốc, quan hệ tình dục an toàn.
Sàng lọc ung thư sớm là biện pháp an toàn trong việc phát hiện và điều trị kịp thời các loại ung thư, giảm chi phí điều trị và nhất là giảm tỷ lệ tử vong ở người bệnh. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec luôn triển khai và giới thiệu tới khách hàng gói khám và sàng lọc ung thư công nghệ cao giúp xét nghiệm gen, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm các chất chỉ thị sinh học phát hiện khối u sớm.
- Chỉ một lần xét nghiệm gen có thể đánh giá về nguy cơ mắc của 16 loại ung thư phổ biến ở cả nam và nữ (Ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày, ung thư tiền liệt tuyến,….)
- Phát hiện sớm các dấu hiệu tiền ung thư thông qua chẩn đoán hình ảnh, nội soi và siêu âm.
- Thao tác đơn giản: Mỗi khách hàng sẽ được lấy 2ml máu đựng trong ống nắp tím chứa chất chống đông EDTA, bảo quản ở 2 – 8 độ C và vận chuyển đến Phòng Nghiên cứu Ung thư trong vòng 24 giờ. Thời gian hoàn thành lấy mẫu chỉ 15 phút. Kết quả xét nghiệm gen sẽ có sau 30 ngày.
- Đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản nghề, đặc biệt là về ung thư, đủ khả năng làm chủ các ca khám chữa ung thư.
Với trang bị cơ sở vật chất, thiết bị y tế tiên tiến và hiện đại và đội ngũ bác sĩ có chuyên môn sâu và kinh nghiệm dày dặn. Tại Vinmec, quá trình thăm khám trở nên nhanh chóng với kết quả chính xác, tiết kiệm chi phí và thời gian cho người bệnh.
Bài viết tham khảo nguồn Acog.org